Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

ĐỂ CƠ THỂ CÓ SỨC KHOẺ TỐI ƯU

Bài viết của tiến sĩ : Lê Thị Kim Tuyến
Chuyên ngành sinh học phân tử Viện Paster Hà Nội
Trên tạp chí Doanh Nghiệp và Thương mại số 4 tháng 3/2004

Mọi người đều hiểu sức khỏe là vốn quí nhất nhưng cái vốn quí đó lại dễ bị đánh mất nhất, mà sự giữ gìn vốn quí đó lại hay sơ suất nhất ! Trong cuộc sống hiện đại điều gì đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta? Nguyên nhân gây bệnh thì nhiều, thông thường có 3 nguyên nhân chính, đó là:
1. Do ăn uống (dinh dưỡng không hợp lý).
2. Do môi trường ô nhiễm.
3. Do sự căng thẳng thần kinh.
Trong đó nguyên nhân thứ nhất là tiền đề của 80% các vấn đề rắc rối cho sức khỏe. Tôi chỉ xin nói đôi điều về nguyên nhân thứ nhất: Dinh dưỡng không hợp lý.
+ Ngày nay thiếu dinh dưỡng do thiếu ăn thì xã hội ta hầu như không hoặc có nhưng không đáng kể.
+ Thiếu dinh dưỡng do không biết cách ăn: cái này thì rất nhiều ! Do không biết cách ăn nên dẫn tới việc thiếu chất này, thừa chất khác.
+ Thiếu dinh dưỡng do ăn những thực phẩm không đảm bảo chất lượng vì các lý do:


Thứ nhất: Do đất đai ngày càng bạc màu, việc nuôi trồng không theo qui luật tự nhiên như: chạy theo năng suất, rút ngắn thời gian sinh trưởng… dẫn tới vật nuôi và nông sản kém chất lượng. Đây là vấn đề rất quan trọng, vấn đề của xã hội văn minh!

Thứ hai: Do quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm thì lượng vitamin và khoáng chất vốn đã thiếu nay lại bị hao hụt đi một lần nữa bởi nhiệt độ và thời gian. Ngoài ra, việc sử dụng tùy tiện các chất phụ gia thực phẩm, hương liệu… cũng góp phần làm gia tăng sự tích lũy các độc tố trong cơ thể.

Thứ ba: Mỗi người khác nhau, mỗi lứa tuổi khác nhau, mỗi cơ địa khác nhau dẫn tới việc mức hấp thụ dinh dưỡng nhiều hay ít khác nhau.
Có thể nói rằng ăn uống là vấn đề cực kỳ quan trọng. Toàn bộ cơ thể của chúng ta đều do thức ăn tích lũy lại, điều này là hiển nhiên. Ngay các tế bào mầm, tế bào sinh sản cũng do thức ăn tạo nên. Các enzym, các hoocmon… cũng là do kết quả của sự ăn uống. Cho nên có thể nói một người sống hiền lành hay độc ác, an lạc hay bất an, điềm đạm hay náo loạn… cũng là do thức ăn gây ra!
Ví dụ: Trẻ em nếu chỉ ăn thịt không thôi sẽ rất ích kỷ, khó nghe lời, nhưng nếu nó ăn nhiều rau, hoa quả… thì sẽ rất ngoan ngoãn, hiền lành, chịu thương chịu khó.

Một nhà khoa học đồng thời là nhà Tâm lý học nổi tiếng thế giới đã nêu một vấn đề như thế này: tất cả bệnh tật, tính tình… đều do thức ăn ! Như thế là đủ thấy vai trò của thức ăn quan trọng như thế nào.

Ngày nay việc ăn uống gây ra tình trạng dư thừa các chất độc hại trong cơ thể con người là không thể tránh khỏi đó với một xã hội công nghiệp hóa. Ngay cả những chất không độc, nhưng chất bổ mà ăn thừa cũng rất nguy hiểm. Thiếu chất bị bệnh nhẹ thôi nhưng nếu thừa chất sẽ bị nặng hơn nhiều ! Trên thế giới hiện nay số người chết vì thiếu chất ít hơn nhiều so với số người chết vì thừa chất!

Ví dụ: Cứ ăn nhiều thịt (gia súc, gia cầm, tôm, cua…) mà xem, tiêu hóa không tốt là bị Gút là béo phì rồi.
Có vị bác sĩ nói một câu tôi cho là rất đáng để chúng ta suy nghĩ: Hầu hết những cái mà chúng ta ăn vào hàng ngày, một nửa để duy trì sự sống, một nửa là để nuôi thầy thuốc. Nếu chúng ta chỉ ăn một nửa thôi thì chúng ta nuôi mình không phải nuôi ai cả, còn nửa kia giúp cho những người thiếu ăn thì có lẽ nhân loại này, thế giới này đẹp biết chừng nào.

Ông tổng thư ký liên hiệp quốc Van Ha nói: Nguyên nhân của sự đói nghèo, chết đói của các nước lạc hậu, đó là sự tiêu thụ quá đáng của các nước giàu.

Ăn quá nhiều nên cướp mất phần của các cá thể khác là đặc điểm của tất cả các sinh vật nói chung, các loài vật cũng vậy, con người cũng có thể. Nhưng ăn để hủy hoại chính mình thì chỉ có mỗi loài người thôi. Con người chúng ta, một loại sinh vật thượng đẳng, chúa tể của muôn loài. Ăn cũng không biết đường ăn, ăn đến nỗi bị gây bệnh thì quả là đáng suy nghĩ. Một nhà khoa học nói một câu rất sâu sắc và đáng suy nghĩ rằng: Loài người đã tiến hành được một thí nghiệm hoàn thiện nhất là tự đầu độc mình bằng con đường ăn uống. Con người không những đầu độc mình mà còn đầu độc cả những cây, con gì mà mình yêu quý.

Ví dụ: Con cá vàng bây giờ được con người yêu quý quá nên thả ra tự nhiên không còn khả năng tự sống được nữa, chính sự yêu mến của con người đã giết chết nó. Các con vật chúng ta nuôi sức sống kém hẳn đi.

Cổ nhân đã ý thức được vấn đề ăn uống ảnh hưởng rấ nhiều đến sức khỏe, nên đã tổng kết rất hay: Bệnh tòng khẩu nhập. Chính vì vậy mà vấn đề ăn uống trong điều kiện xã hội văn minh, tiến bộ hiện nay càng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe.

Chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều về việc ăn uống của mình. Tâm hồn của chúng ta có trong sáng tốt đẹp hay không phụ thuộc vào ăn uống nhiều lắm, sức khỏe của chúng ta, tuổi thọ của chúng ta cũng phụ thuộc vào những gì chúng ta ăn uống hằng ngày. Những người có tuổi thọ cao trên thế giới, đều là những người ở những vùng nghèo khổ.

Chúng ta lo lắng quá nhiều về việc thiếu chất, cái đó là một phần nhưng hơi lệch. Nên lo làm sao ăn uống cho cân bằng. Cách ăn uống hiện đại của chúng ta, nó xa với truyền thống quá nhiều Thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày (vật nuôi và cây trồng) luôn chịu ảnh hưởng của chu kỳ ánh sáng ngày và đêm, chu kỳ các mùa trong năm, chu kỳ của nhiệt độ, chu kỳ của khí hậu… Dẫn tới mỗi thực thể sống đều có nhịp độ sinh học của nó. Nếu chúng ta ăn những thực phẩm dạng tự nhiên này thì nó nhịp sinh học giống cơ thể mình nên hoàn toàn bình thường và tốt cho sức khỏe. Còn nếu ăn những sản phẩm tổng hợp hay được nuôi trồng không tự nhiên (ngắn ngày, biến đổi gen…) thì nhịp sinh học nó khác cơ thể dẫn tới loạn nhịp sinh học và hậu quả là ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Ví dụ: Muối là chất tinh hoa của biển cả (trong hạt muối có hơn 20 chất). Sự sống bắt nguồn từ muối. Bây giờ chúng ta ăn muối tinh (lọc đi hết các chất giữ lại Natriclorua), cho nên muối tinh tôi gọi là muối méo mó què quặt không đủ tư cách gọi là muối ăn. Muối ăn phải là muối tự nhiên, tinh hoa của biển cả.

Chính vì ăn uống như thế cho nên dẫn đến tình trạng sức sống của chúng ta giảm sút đi rất nhiều, bệnh không ra bệnh, khỏe không ra khỏe, nó cứ ngây ngây ngất ngất, luôn cảm thấy mình khó chịu, mệt mỏi. Đây là một điều rất rõ, một điều đáng buồn nữa là hầu hết mọi người trên thế giới này đều chết trong lúc chưa đáng chết, chết trong lúc cái chết tự nhiên chưa đến. Cái chết tự nhiên là cơ thể già quá, linh hồn không thể dựa vào được phải vĩnh biệt thân xác để đi tìm thân xác khác. Nhưng mà đây không ! Thân thể vẫn còn tốt, tất cả vẫn còn tốt nhưng chỉ có một cơ quan nó hỏng, một mắt xích đứt, thế là chết. Chết trong lúc sự sống còn dư dật. Đây là một điều hoàn toàn tự nhiên nhưng lại rất phổ biến trong xã hội chúng ta hiện nay. Đó là điều đáng suy nghĩ!

Theo tiến sĩ Walloc trong cuốn: “Sự trung thực của các xác chết”, sau khi nghiên cứu và phân tích bệnh phẩm của 17000 xác chết tự nhiên, ông đã kết luận rằng: Tất cả mọi bệnh đều do thiếu chất gây nên.
Thí dụ: Bệnh tim là do thiếu Selen, bệnh tiểu đường là do thiếu Vanadium và Crom. Huyết áp cao thì thiếu nhiều thứ trong đó có canxi, rụng tóc là do thiếu đồng. Ngày xưa, thời nồi đồng cối đá thì chẳng ai rụng tóc cả, thế còn bây giờ thì nhiều người rụng tóc quá bởi ngày xưa các cụ nấu bằng nồi đồng, còn bây giờ chúng ta nấu bằng nồi nhôm nê rụng tóc nhiều. Bệnh thần kinh do thiếu vitamin nhóm B, bệnh suy giảm sinh lý là do thiếu kẽm…

Theo tiến sĩ Walloc, thiếu chất không phải là do không có, là do cơ thể cung cấp không đầy đủ và cũng có thể là do cơ thể không tự tổng hợp, không thể hấp thụ được. Với công trình của mình như thế tiến sĩ Walloc đã được giải thưởng Noben về y học vào năm 1991.
Trong y học, như chúng ta thấy, sự chuẩn đoán bệnh là cực kỳ quan trọng. Mọi bệnh là do thiếu chất nên vấn đề đơn giản là: Muốn khỏi bệnh thì đưa đủ chất vào thôi. Cái khó là chuẩn bệnh, chứ không phải cái khó là chữa bệnh. Các nhà bác học của Arkophanrma đã mua công trình nghiên cứu này của tiến sĩ Walloc và sản xuất ra chế phẩm Vision. Có thể nói công ty Vision, với sự ra đời của mình đã đáp ứng được vấn đề cấp bách hiện nay là: Bệnh quá nhiều, bệnh do thiếu chất và bệnh do thừa chất.

Tôi là một lương y đi chữa bệnh ở rất nhiều nơi, thấy bệnh của phụ nữ và nam giới ngày càng nhiều. Nữ giới thì kinh nguyệt rất lôi thôi, bạch đới, đẻ thì cứ phải mổ (không tự nhiên một tý nào). Một cái máy sản xuất và duy trì nòi giống sao mà tốt được. Đấy là chưa nói cách xử lý, tôi xin nêu một số trường hợp xử lý điển hình ngày nay: Nếu như người phụ nữ bị bệnh về buồng trứng như u xơ, ung thư…Buồng trứng là một cơ quan nội tiết luôn luôn chịu sự chỉ huy của tuyến yên, tuyến tùng chỉ đạo sai. Tác động phẫu thuật vào tuyến yên, tuyến tùng khó lắm nhưng nếu ăn đủ chất thì được, day bấm huyệt thì được. Nhưng bây giờ người ta coi thường nó quá, thuốc hiện đại nhất, phương tiện tiên tiến nhất còn không làm gì được. Đây là một sai lầm, vì thế người ta không tác động vào tuyến yên, tuyến tùng mà dùng biện pháp đơn giản là phẫu thuật. Cắt đi thì dễ, cắt buồng trứng rồi nhưng lệnh từ tuyến tùng, tuyến yên dẫn xuống vẫn sai lệch, cho nên buồng trứng mất dẫn đến phình ra ở tử cung. Nếu tỉnh táo ra thì chữa tuyến tùng, tuyến yên nhưng không! Lại đi cắt tử cung. Được, quá dễ! Nhưng lệnh truyền xuống vẫn sai lệch, do đó không có chỗ nào nữa thì ung thư phình ra ở vú. Ở mãi trong kia còn cắt được, ở ngoài này thì đơn giản quá. Cắt luôn, đó là một điều rất nguy hiểm. Cắt đi một bộ phận được tạo hóa ban tặng là một việc phải đắn đo suy nghĩ bởi nó gây ra sự mất cân bằng ảnh hưởng rất xấu cho sức khỏe.
Nam giới cũng vậy, khả năng sinh sản của nam giới thế kỷ qua giảm sút một cách kinh khủng. Theo thông kê, cứ mỗi năm thì số đàn ông có khả năng sinh dục mạnh giảm đi 1%. Những năm 1950, số đàn ông mạnh chiếm 80%, những năm 1960 thì còn 70%, những năm 1990 còn 40% thôi, đến nay thì không biết còn bao nhiêu nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét